23 tháng 7, 2009

AutoCad Qui hoạch Hạ Tầng Kĩ Thuật(P1-đặt tên layer)

Nhiều người dùng AutoCad đều nhận thấy soft này là cái cây bút thần kì, có thể ứng dụng nó vào vô số công việc mà hiệu quả tương đối cao.Song chính vì nó có quá nhiều tính năng nên việc khai thác triệt để nó là hầu như không tưởng.Trong mỗi ngành nghề , trong mỗi lĩnh vực và trong từng công việc cụ thể người ta lại khai thác nó ở những điểm mạnh khác nhau,việc mỗi người tự khai thác và tổng kết riêng ra cho mình 1 "tool" riêng là khá phổ biến.
Trong mảng thiết kế quy hoạch hạ tầng kĩ thuật, nói chung là tương đối phức tạp.Để hiểu vì sao nó phức tạp thì chỉ lấy ví dụ đơn giản thế này :
+ bản CAD đạc địa hình
+ bản CAD quy hoạch kiến trúc cảnh quan
đều là nhưng bản vẽ tương đối lớn, gồm rất nhiều layer và đối tượng, block,Xref... đến bản vẽ HTKT là bản vẽ bao gồm cả 2 loại trên cộng lại , rồi lại thêm nhiều obj của chính nội dung HTKT lên nữa, như vậy việc quản lý bản vẽ , quản lý layer cũng như tạo ra 1 bản vẽ pro là tương đối khó.
Trước hết việc quản lý layer là điều quan trọng nhất đối với những loại bản vẽ này.Với lượng đối tượng rất lớn , và các thuộc tính không mấy khi trùng nhau giữa các nhóm đối tượng nên không thể lơ là trong việc tạo và quản lý đối tượng theo layer rõ ràng được.

----Đặt tên layer theo tên hạng mục----

HTKT gồm nhiều hạng mục :
CBKT
Thoát nước mưa
Giao thông
Lộ giới
Cấp điện
Cấp nước
Thoát nước thải
Thông tin liên lạc
Tổng hợp đường dây đường ống
Đánh giá tác động môi trường...
Do đó theo kinh nghiệm cá nhân thì nên đặt các tiền tố của tên các layer cho từng hạng mục lấy tên viết tắt của hạng mục đó.Ví dụ : GT-timduong;CN-duongongD300....
theo kiểu đó, mỗi bản vẽ của 1 hạng mục sẽ có các layer có tên chứa các tiền tố là chữ viết tắt nhóm Hạng mục đó.Như vậy đến khi tương tác giữa các bản vẽ(copy đối tượng từ bản này sang bản khác, hoặc khi làm tổng hợp dây ống..) sẽ dễ dàng nắm bắt được đối tượng và quản lý nó.

----Quản lý layer trong block;block att;file XREF----

Có nhiều cách tạo block và block att,và các đối tượng trong block cũng có có thể tồn tại ở các layer khác nhau, tuỳ theo ý đồ của người vẽ.Song theo kinh nghiệm cá nhân thì nên làm như sau:
Các đối tượng block và block att trong các bản vẽ HTKT hầu hết là các block nhỏ, ít đối tượng,ví dụ nhưng giếng thu nước = 1 rec + 1 line + 1 hatch + 1 wipeout --> không nhất thiết phải để chúng ở các layer khác nhau.có thể có 2 cách :
1 là để các đối tượng trong block vào trong layer chứa block đó:
VD: block giengthu trong layer TNM-giengthu --> các đối tượng trong block được đặt ở cùng layer TNM-giengthu.
2 là để các đối tượng trong block ở layer 0.

Nếu trong trường hợp 1 thì không vấn đề gì ( layiso, layoff, đặt nét...) sẽ không vấn đề gì cho đến khi đổi tên layer TNM-giếng thu hoặc khi nó được đặt sang layer khác.Do vậy khuyên là nên để ở layer 0 ( theo cách 2 ).

*các file XREF thì được để trên 1 layer riêng.

*Các mặt cắt giao thông thường gồm khá nhiều đối tượng và yêu cầu cho các đối tượng đó cũng phải được đặt ở nhiều layer nên cũng không thể để hết chúng ở layer 0 (như cách 2 ) được.vậy để khi scale theo các tỉ lệ mong muốn ( 1/200; 1/100;) nên là cho chúng vào block mà vẫn giữ nguyên layer trong nó.Như vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều , tuy nhiên phải nhớ để khi đặt nét, đặt màu còn kiểm tra lại .
------------
P2:Tạo và Quản lý linetype

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét